BLW và những gì mẹ cần biết

09/01/2023 03:44

【Fingerfood Q&A】
Câu hỏi khiến các bà mẹ mới sinh mong chờ và sợ con bị tổn thương nhất là cho bé ăn dặm như thế nào cho đúng?
Có mẹ nào xem các clip mukbang các bé ăn dặm, hay nhìn thấy mấy bé “con nhà người ta” gặm chân gà, ăn rau, ăn trái cây cực kỳ gọn gàng, ngon miệng.
Mà phải ghen tị không?

Muốn bản thân được như họ, cầm ly trà sữa chill chill ngồi bên cạnh xem con mình ngoan ngoãn tự xúc đồ ăn.

Đương nhiên để được như vậy thì cần cả một quá trình kiên trì của mẹ và cả gia đình nữa.
Các mẹ đương nhiên đã tìm hiểu rất nhiều về cụm từ ăn dặm chỉ huy BLW, và nắm rất rõ lý thuyết rồi, nhưng khi nào thực hành, thực hành ra sao, có thể kiên trì được bao lâu luôn là câu hỏi khó trả lời nhất...
Thì Go2Buy nhận thấy đa số các mẹ đều có những thắc mắc khá giống nhau

Q: Ăn bằng tay (Finger food) là gì?
A: Các món mà bé có thể bốc bằng tay để ăn

Q: Bé nhà tôi chưa mọc răng, thì có nên bắt đầu quá trình ăn dặm cho bé chưa?
A: Tất nhiên, răng sữa của bé đã nằm trong nướu từ lâu nhưng vẫn chưa mọc ra, đừng coi thường nướu của bé nhé!

Q: Độ tuổi khuyến nghị cho bé ăn dặm là bao nhiêu?
A: Khoảng tháng thứ 6, khi mà bé có thể ngồi yên và không có phản xạ thè lưỡi nữa.

Q: Em bé có bị sặc không? Tôi phải làm gì nếu bị sặc?
A: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 5 tuổi luôn có nguy cơ bị sặc do vô tình nuốt phải dị vật. Điều này không nhất thiết chỉ xảy ra sau khi bắt đầu BLW.
Vì vậy các bậc cha mẹ nên học, nghiên cứu các phương pháp sơ cứu khi có trường hợp khẩn cấp.

Q: Tôi nên bắt đầu với những món nào mà bé có thể dùng tay ăn được?
A: Bánh gạo, trái cây lát, rau củ nấu chín. Nên cho những món nhão hoặc mềm và dính sau khi bé đã ăn thành thạo hơn.

Q: Có cắt / nặn thức ăn thành những khối nhỏ không ?
A: Không, tuyệt đối không
Cắt càng nhỏ bé sẽ càng dễ bị nghẹt. Thời gian đầu nên chế biến thức ăn theo dạng dài, như vậy bé dễ cắn hơn. Các mẹ cũng biết khi làm thành khúc nhỏ bé thường có thói quen thồn tất cả vào miệng. Như vậy cự kì nguy hiểm.

Q: Bé vừa cầm đồ ăn vừa chơi, còn hay lười ăn nữa. Tôi nên làm gì?
A: Đây là điều rất bình thường. Mọi thứ đều cần thời gian, không nên vì vậy mà đút bé, chiều theo ý bé xem điện thoại hay ti vi. Hay cho bé ra khỏi khu vực ăn được quy định.
Hãy để bé tự khám phá quá trình ăn nhé ~

Q: Nếu bé lỡ cắn một miếng quá lớn tôi nên xử lý như thế nào? Có nên móc ra giúp bé không ?
A: Không nên. Bạn nên bình tĩnh quan sát. Xem bé có thể tự nhả ra hay xử lý không? Nếu không được bạn mới từ từ giúp bé lấy ra.
Vì khi các mẹ hoảng sợ mạnh tay móvc ra sẽ khiến bé sợ hãi, không phối hợp và dễ khiến thức ăn bị nhét vào bên trong.

Q: Bé bị nôn hoặc nôn ngay khi vừa ăn xong, đây có phải là bị nghẹn không?
A: Không. Nôn và ho đều là do sặc, đây là phản xạ sinh lý, bé có thể tự giải quyết bằng cách tự tống ra ngoài.
Nghẹn tức là thực quản và khí quản bị dị vật mắc kẹt nên không phát ra tiếng được, mặt đỏ tím tái.

Q: Con tôi nhét đầy miệng mỗi khi gắp thức ăn, tôi phải làm sao? ?
A: Người lớn có thể làm mẫu cho bé biết cắn thức ăn là như thế nào, nếu thồn úa nhiều sẽ ngạt thở, bản diễn tả cho bé xem.
Tôi cần dạy bé ăn bằng ngón tay chứ không phải nhét cho bé. Mẹ cần dạy bé cắn và nhai và chỉ cho bé cách nhai.
Liên tục nhắc nhở, bảo bé cắn thành từng miếng vừa ăn. Như vậy, sau vài lần dạy dỗ, bé sẽ biếtcắn miếng quá lớn không nhai nuốt được thì bé sẽ nhè/ nhổ ra, Các bé đều rất thông minh.

Các mẹ không cần quá sốt ruột, mỗi bé có những năng khiếu khác nhau, các mẹ có thể tự đánh giá khả năng nhai của bé từ đó quyết định bao nhiêu tuổi thì bắt đầu tập cho bé ăn dặm.

Đừng vì thấy bé nhà người khác ăn ngon vui vè mà tạp áp lực cho bản thân, nhưng đừng tập quá muộn, Thường thì đến tháng thứ 8 các cơ tay của bé sẽ phát triễn rõ rệt hơn. Như vậy việc luyện tập cho bé sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phối hợp tay, chân và não bộ của bé.

BLW có thật sự tốt như vậy ❗❔
⭕ Giúp phát triển cơ mặt và cơ hàm của bé.
⭕ Bé vui vẻ ăn uống, kích thích tiết nước bọt và dịch vị giúp tiêu hóa tốt.
⭕ Thời gian ăn sẽ khoa học hơn và giúp bé có giờ giấc sinh hoạt tốt được hình thành sớm.
⭕ Sự linh hoạt của môi và lưỡi sẽ giúp nhiều đến sự phát triển khả năng ngôn ngữ sau này.
⭕ Dễ dàng phối hợp với người lớn. Thường sau 1 tuổi có thể cho bé ngồi cạnh khi ăn với ba mẹ. Dễ dàng hơn khi đi du lịch hay ra ngoài ăn.
⭕ Bé đực quan sát, cảm nhận màu sắc, sứng mềm, mùi vị của thức ăn. Kích thích sự tiết endorphin trong não, giúp tạo ra các phản ứng cảm xúc tích cực.

⚠Cuối cùng, một lời nhắc dành cho các mẹ ~ trước hết hãy chuẩn bị tinh thần:
Trái tim mạnh mẽ, thái độ bình tĩnh.
Quan sát cẩn thận, giảng dạy nhẹ nhàng.
Tìm hiểu, làm quen với cách sơ cứu cho bé nhỏ.
Và nhớ giúp bé rửa tay sạch sẽ trước nhé, chuẩn bị một gói giấy vệ sinh và khăn ướt.