Căn bệnh nguy hiểm được W.H.O cảnh báo nhưng hầu hết người Việt Nam đều thờ ơ
Căn bệnh và dịch bệnh Sốt xuất huyết luôn là vấn nạn khiến Tổ Chức Y Tế Thế Giới và Việt Nam liên tục cảnh báo và nhắc nhở hằng năm. Tuy nhiên người Việt Nam thường xuyên thờ ơ và có chỉ số mắc phải phải căn bệnh này đứng hàng Top trên thế giới. Vậy, sốt xuất huyết là gì? Bệnh sốt xuất huyết có đáng sợ, nguy hiểm hay không? Cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây:
Bệnh sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết hay còn có tên gọi sốt Dengue là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên, với trung gian lây bệnh là muỗi vằn Aedes Aegypti. Sốt xuất huyết lây truyền theo đường máu, cụ thể là do muỗi vằn hút máu của người bệnh và truyền cho người khỏe mạnh.
Sở dĩ có tên gọi “sốt xuất huyết” là do khi mắc phải, người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng xuất huyết (chảy máu) dưới da, chảy máu răng, máu mũi,... nặng hơn còn chảy máu trong cơ thể (xuất huyết nội tạng).
Dịch sốt xuất huyết là gì?
Sau khi tìm hiểu sốt xuất huyết là gì, chúng ta cũng cần biết được “dịch sốt xuất huyết là gì?” và khi nào thì bệnh được xem là dịch?
Dịch sốt xuất huyết là tình trạng truyền nhiễm nhanh chóng của bệnh sốt xuất huyết với số lượng lớn người mắc phải trong cùng một cộng đồng. Dịch thường được bùng phát chỉ trong vòng 2 tuần hoặc ít hơn.
Khi trung gian gây bệnh vượt sang các quốc gia khác, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân trên nhiều khu vực, cộng đồng khác nhau thì tình trạng nảy được gọi là đại dịch sốt xuất huyết.
Bệnh sốt xuất huyết lần đầu tiên xuất hiện trên thế giới là vào năm 1764, được mô tả bởi những ghi chép của người Tây Ban Nha. Sau đó, căn bệnh này dần lan rộng sang các nước Đông Nam Á như Việt Nam (năm 1985), Lào, Campuchia,... Sự lây lan này chính là minh họa cho trận đại dịch sốt xuất huyết lớn nhất trong lịch sử.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết là gì?
Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết là một loại virus có tên Dengue. Virus này ở trong cơ thể của muỗi vằn (còn có tên gọi khoa học là muỗi Aedes Aegypti), sau đó truyền vào máu con người qua những vết đốt của muỗi. Virus Dengue có tổng cộng 4 loại kháng nguyên gồm DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. Các loại kháng nguyên này đều gây bệnh sốt xuất huyết và một người có thể mắc nhiều loại khác nhau.
Ngoài muỗi vằn Aedes Aegypti, muỗi hổ châu Á (Aedes Albopictus) cũng là tác nhân truyền bệnh sốt xuất huyết nguy hiểm.
Bệnh sốt xuất huyết truyền nhiễm như thế nào?
Như đã đề cập ở trên, bệnh sốt xuất huyết lây lan qua đường máu, chủ yếu do vết đốt của muỗi vằn. Tuy nhiên, vẫn còn một vài cách thức lây nhiễm nữa mà VPO PHARCO sẽ làm rõ sau đây.
Lây do bị muỗi vằn Aedes Aegypti đốt
Ngày nay, đa số các ca bệnh sốt xuất huyết chủ yếu là do tác nhân truyền bệnh muỗi vằn Aedes Aegypti. Ngoài ra, loài muỗi hổ Aedes Albopictus cũng có thể lây truyền bệnh nhưng không phổ biến bằng.
Sở dĩ muỗi Aedes Aegypti được gọi là muỗi vằn là do sở hữu những vằn trắng bên trên cơ thể. Loài muỗi bao gồm muỗi vằn sống ở những góc tối trong nhà và sinh sản bằng cách đẻ trứng vào những nơi có nước đọng. Trứng muỗi có thể tồn tại trong điều kiện rất khô và nở thành ấu trùng khi gặp nước. Muỗi cái có khả năng đẻ 5 lần trong suốt vòng đời của mình, mỗi lần đều rất nhiều trứng. Thời điểm rạng sáng và chiều tối là lúc mà muỗi vằn gây sốt xuất huyết hoạt động nhiều nhất.
Khi hút máu, muỗi vằn sẽ mang mầm bệnh của người bị sốt xuất huyết và ủ trong 10 - 12 ngày. Đây chính là thời điểm mà virus gây bệnh tăng lên và di chuyển sang tuyến nước bọt của muỗi. Khi chúng hút máu người khỏe mạnh, vô tình những virus này sẽ đi vào trong máu và khiến họ bị lây bệnh sốt xuất huyết.
Lây nhiễm khi dùng chung bơm kim tiêm
Mặc dù hiếm khi xảy ra nhưng nếu dùng chung kim tiêm với người bị sốt xuất huyết thì bản thân người khỏe mạnh cũng sẽ nhiễm bệnh.
Như đã đề cập ở trên, bệnh sốt xuất huyết được lây truyền qua đường máu. Do đó, kim tiêm cũng là một vật dẫn trung gian có khả năng mang mầm bệnh - virus Dengue từ người này qua người khác.
Các đường lây truyền ít gặp
Ngoài những con đường lây bệnh như trên, sốt xuất huyết còn có thể lây nhiễm thông qua:
- Phơi nhiễm qua tổn thương niêm mạc.
- Nhận truyền máu của người nhiễm virus Dengue.
- Người mẹ mang bệnh sốt xuất huyết trong vòng 10 ngày trước khi sinh cũng có thể lây truyền sang con.
Triệu chứng khi bị sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là một căn bệnh rất nguy hiểm, nếu không phát hiện và điều trị kịp thời thì có thể dẫn đến tử vong. Do đó, việc phát hiện sớm những triệu chứng sốt xuất huyết là điều vô cùng cần thiết
Sốt xuất huyết cổ điển (thể nhẹ)
Sốt xuất huyết thể nhẹ thường kéo dài từ 4 đến 7 ngày và không để lại biến chứng sốt xuất huyết. Các triệu chứng bao gồm:
- Sốt cao, có thể lên đến 40℃.
- Nhức đầu.
- Đau hốc mắt.
- Đau cơ ở cùng khớp hông và chân, tay.
- Đau bụng.
- Buồn nôn, ăn không ngon miệng.
- Tiêu chảy.
- Cơ thể mệt mỏi, rũ rượi.
- Nổi các nốt ban đỏ.
Tình trạng này thường này xảy ra đối với những người mắc bệnh sốt xuất huyết lần đầu.
Sốt xuất huyết có chảy máu
Đây là tình trạng sốt xuất huyết nặng, bao gồm tất cả những triệu chứng của sốt xuất huyết cổ điển kèm theo chảy máu dưới da, trong nội tạng.
- Mạch máu bị tổn thương dẫn đến mạch bạch huyết, chảy máu dưới da,... gây ra các vết bầm tím.
- Các cơ quan trong cơ thể bị xuất huyết, khiến người bệnh có thể ho, đi ngoài ra máu, chảy máu cam, chảy máu ở nướu,...
Thể bệnh này nếu không nhanh chóng điều trị có thể dẫn đến tử vong!
Sốt xuất huyết Dengue (hội chứng sốc Dengue)
Đây là tình trạng sốt xuất huyết nặng nhất ở con người. Sốc Dengue bao gồm tất cả các triệu chứng sốt xuất huyết nặng lẫn nhẹ vừa nêu trên, nhưng nghiêm trọng hơn là tình trạng huyết tương trong cơ thể thoát ra khỏi mạch máu, chảy máu ồ ạt cả trong lẫn ngoài cơ thể gây ra sốc huyết áp.
Đây là tình trạng thường xảy ra trong những ca tái nhiễm bệnh hoặc bị lây truyền từ mẹ sang con. Ban đầu, bệnh có biểu hiện tương tự như sốt xuất huyết thể nhẹ và từ từ hạ sốt sau 5 ngày, tuy nhiên, sau đó thì bệnh lại đột ngột trở nặng gây ra sốc Dengue. Dạng bệnh này rất dễ dẫn đến tử vong, rõ nhất là biểu hiện sốt xuất huyết ở trẻ em.
Một số triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ em
Ở trẻ em, sốt xuất huyết thường có những triệu chứng tương tự như cảm cúm và cảm lạnh thông thường. Các biểu hiện ấy bao gồm: sốt cao, khó chịu, hay cáu gắt, chán ăn, nôn mửa,...
Đặc biệt, nếu phát hiện trên cơ thể của con có những nốt ban đỏ hoặc mẹ của bé nhiễm sốt xuất huyết trong giai đoạn sắp sinh thì tốt nhất là ba mẹ nên đưa con đến bác sĩ để khám bệnh và kịp thời điều trị.
Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết qua các giai đoạn
Thông thường, bệnh sốt xuất huyết nếu không nguy hiểm đến tính mạng thì sẽ trải qua 3 giai đoạn cơ bản từ nhiễm bệnh cho đến khi hồi phục.
Giai đoạn biểu hiện nhiễm bệnh
Đây là giai đoạn diễn ra sau khi tác nhân lây nhiễm - muỗi vằn tiêm nước bọt có chứa virus Dengue vào cơ thể con người. Trong vòng 1 ngày cơ thể người bệnh sẽ có những triệu chứng sau:
- Sốt cao đột ngột trên 39℃. Tình trạng sốt diễn ra liên tục và không có dấu hiệu giảm dù đã uống thuốc hạ sốt.
- Nhức đầu.
- Mệt mỏi, chán ăn.
- Có cảm giác buồn nôn.
- Cơ và khớp bị đau nhức, đặc biệt là đau vùng hốc mắt.
- Xuất hiện những chấm huyết đỏ dưới da.
- Chảy máu chân răng hoặc chảy máu mũi.
Giai đoạn nguy hiểm
Đây còn được gọi là giai đoạn xuất huyết, xảy ra vào ngày thứ 3 - 7 của bệnh. Trong giai đoạn này, người bệnh có thể còn hoặc hết sốt, quan trọng nhất là các triệu chứng xuất huyết trong và ngoài cơ thể sẽ xuất hiện (do tiểu cầu trong máu bị giảm).
- Các đốm máu nhỏ xuất hiện dưới da, kèm theo cảm giác ngứa, châm chích.
- Chảy máu chân răng, chảy máu cam.
- Chảy máu trong cơ thể qua đường hậu môn, đường tiểu tiện, nôn mửa.
- Nặng hơn có thể dẫn đến xuất huyết não, xuất huyết ổ bụng gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Xảy ra tình trạng hạ huyết áp, sốc Dengue,...
Đây chính là giai đoạn mà người bệnh sẽ cảm thấy đau đớn và khổ sở nhất, cũng là lúc mà nhiều biến chứng có thể xảy ra.
Giai đoạn hồi phục
Nếu được điều trị và chăm sóc sức khỏe đúng cách, người bệnh sẽ dần hồi phục khỏi sốt xuất huyết. Lúc này, cơ thể bệnh nhân sẽ đỡ mệt, giảm đau nhức, ăn uống và bài tiết dần ổn định, hết sốt,...
Sau khi theo dõi trong 2 ngày, nếu người bệnh không còn phát sốt trở lại, xét nghiệm thấy tiểu cầu bắt đầu tăng thì đây chính là giai đoạn hồi phục.
Biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Vậy, nếu tình trạng sốt xuất huyết diễn biến xấu thì có thể dẫn đến biến chứng gì?
Không chỉ gây ra các biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài, loại bệnh này còn vô cùng nguy hiểm khi có thể dẫn đến tử vong.
- Tình trạng xuất huyết trong cơ thể khiến hệ tuần hoàn máu bị rối loạn, dễ dẫn đến suy tim.
- Huyết tương trong cơ thể được tiết ra liên tục qua đường tiểu cũng khiến thận bị suy yếu.
- Hạ huyết áp dẫn đến sốc cơ thể.
- Xuất huyết não do tiểu cầu giảm, đây là tình trạng có thể dẫn đến tử vong.
- Phụ nữ mắc sốt xuất huyết dễ bị sinh non, sẩy thai,...
- Các cơ quan trong cơ thể bị xuất huyết dẫn đến suy tạng.
- Rối loạn tri giác.
Ngoài ra, còn có rất nhiều biến chứng khác ảnh hưởng đến sức khỏe sau khi bị sốt xuất huyết, nhất là đối với những người có sức khỏe kém.